Quy trình lắp đặt mooc ben tự đổ vào đầu kéo

  HOWO TRUCK

  24/02/2017

  0 nhận xét

QUY TRÌNH CƠ BẢN LẮP ĐẶT MOOC BEN TỰ ĐỔ - Đồ nghề phụ kiện cần thiết để lắp mooc ben

BỘ CÓC LAI (hay còn gọi là bộ trích lực). Để chuyển động lai từ hộp số ra bơm thủy lực

 

 

Bộ cóc lai hay còn gọi là bộ trích công suất dành cho xe đầu kéo Howo. Bộ trích công suất này có dạng kết cấu phụ thuộc vào dạng hộp số. Cóc lai phổ biến thường lắp trên xe đầu kéo Howo A7 với các dải hộp số 10 số, 12 số, 16 số. Cóc ben trích lực một số dạng khó tìm như đầu kéo Mỹ, đầu kéo Deawoo.. thường phải nhờ thợ lắp đặt chế thêm cho phù hợp. Giá thành của cóc lai do đó cũng khác nhau. Với riêng cóc lai dành cho xe Howo giao động khoảng 3,5 – 4 triệu / bộ chuẩn.

BƠM THỦY LỰC: Sau khi lắp đặt cóc lai vào hộp số, sẽ lắp đặt bơm thủy lực tổng ngay sau bộ cóc đó, bơm này là phụ kiện đi kèm khi mua mooc ben. Thường nhãn hiệu chuẩn Hyva (Như hình ảnh kèm theo)

Trên bơm có các đường dầu vào và đường dầu ra. Theo đó đường dầu to vào được lắp với ti ô thông lên bình dầu thủy - ở phần đáy bình có đường nối với ti ô này. Còn một đường nối với ti ô lên bộ chia dầu được lắp trên nắp bình dầu. (Xem bên dưới)

BÌNH DẦU: Lắp đặt bình dầu trên phần chassis đầu kéo ngay sau cabin xe. Trên nắp bình dầu có bộ chia dầu với các đường ống đi như hình vẽ

Dưới phần đáy bình dầu có một van thông ti ô xuống bơm thủy lực.

 

Mặt bên bình dầu có mắt thăm dầu, thể tích bình dầu giao động khoảng 140 – 150 lít là đảm bảo cho việc nâng hạ ben thoải mái.

Coi như đã xong phần lắp đặt hệ thống thủy lực cơ bản.

Tiếp đó lắp phần điều khiển hệ thống thủy lực. Ở phần điều khiển hệ thống thủy lực này, người điều khiển sẽ điều khiển hệ thống ở trên cabin gọi là tay trang (Như  trong hình ảnh). Tay trang này được thông hơi với đường hơi (một loại đường thông hơi nhỏ) được nối trực tiếp với  phần van chia để điều khiển.

Tay trang được lắp trên cabin và được thông dây hơi với hệ thống van chia dầu.

Trên đó có các cần gạt điều khiển giống như xe ben thông thường.

Thường các thợ lắp tay trang sẽ lắp bên hông phía tay trái ghế lái của lái xe cho thuận tiện việc điều khiển – giống như điều khiển xe ben.

Lưu ý:  Cái dây hơi cấp ta lấy ở chỗ nào cũng được quan trọng lúc nào nó cũng có hơi – thường lấy trích từ đường hơi phanh (tùy thuộc thuận tiện thì lấy). Một đường vào van chia dầu và một đường vào xi lanh hơi của tháp ben.  Ngoài ra còn một đường hơi ngắn nối từ tháp ben lên van chia dầu.

Và khi lên ben,  tháp ben sẽ nâng ben lên như hình ảnh dưới đây.

          

Như vậy:

Việc lắp đặt mooc ben lên xe đầu kéo trước hết là lắp hệ thống thủy lực (gồm cóc ben, bơm ben, bình dầu thông với các ti ô dầu). Tiếp sau đến lắp đặt phần điều khiển ben (Gồm tay trang điều khiển, các dây ti ô hơi nối từ tay trang ra van điều khiển..). Phần này tương đối khó với thợ mới, nên tham khảo kinh nghiệm trước khi lắp tránh sảy ra sự cố khi lắp đặt.

Phụ kiện theo mooc ben:  Các loại dây ti ô dầu, ti ô hơi, bơm ben thủy lực, bình dầu thủy lực, tay trang điều khiển, các loại cút nối, chút chia hơi..

Phụ kiện theo đầu kéo: Cóc ben trích lực – phụ thuộc vào hộp số nên đa phần cái này thường mua ngoài các cửa hàng phụ tùng xe.

Dầu thủy lực: Khoảng 150 lít trở lại là đủ cho bình dầu đó. Giá thành dầu khoảng 7 triệu.

Thời gian lắp đặt: Tùy theo thợ và kinh nghiệm thường 3 – 5 giờ đồng hồ.

Tổng giá thành lắp đặt + dầu thủy lực: Khoảng 10 triệu

Hi vọng với những chia sẻ về việc lắp đặt mooc ben lên đầu kéo có thể giải thích sơ bộ được phần nào giúp ta hiểu hơn về quy trình lắp đặt. Tuy nhiên khuyến cáo khi chưa đủ kinh nghiệm và tay nghề không nên lắp đặt vì khi lắp sai có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ (tháo ra lắp vào) cũng như ảnh hưởng đến khả năng vận hành của mooc.

Một số sản phẩm tham khảo:  

1. Sơ mi rơ mooc ben tự đổ CIMC tải trọng cao đời từ 2015 trở về trước 

2. Sơ mi rơ mooc ben tự đổ JUNTHONG tải trọng cao đời 2015 trở về trước

3. Sơ mi rơ mooc ben tự đổ CIMC 2016 theo thông tư mới tải trọng trên 28 tấn

4. Đầu kéo phù hợp với các loại mooc ben Howo A7 công suất cao